UBND QUẬN DƯƠNG KINH
TRƯỜNG THCS ĐA PHÚC
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|

Số: /KH-THCS
|

Đa Phúc, ngày tháng 10 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC
Năm học 2022- 2023
Căn cứ Thông tư số 39/2013 ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục;
Căn cứ Công văn số 2000/SGDĐT-TTr ngày 15 tháng 9 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng v/v hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra nội bộ;
Căn cứ Công văn số 424/GDĐT ngày 29 tháng 9 năm 2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Dương Kinh v/v triển khai nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra năm học 2022-2023;
Căn cứ Kế hoạch số 433/KH-GDĐT ngày 03 tháng 10 năm 2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Dương Kinh v/v kiểm tra năm học 2022-2023;
Trường THCS Đa Phúc xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường năm học 2022-2023 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đưa mọi hoạt động của nhà trường vào nề nếp, kỉ cương, giúp cán bộ giáo viên, nhân viên luôn có ý thức thực hiện và làm tốt hơn nhiệm vụ được giao theo đúng các văn bản quy định.
- Đánh giá đúng việc thực hiện các nhiệm vụ, công tác đã triển khai của từng cá nhân, từng bộ phận; giúp các cá nhân, bộ phận thực hiện đúng quy định của pháp luật, quy chế của ngành; phát huy những nhân tố tích cực; kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, tìm ra những nguyên nhân để có những biện pháp đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh hoạt động của các cá nhân, bộ phận; góp phần thực hiện kế hoạch, tiêu chuẩn, mục tiêu đã được định trước.
- Là một công cụ góp phần tăng cường hiệu lực quản lí trường học, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2. Yêu cầu
- Bám sát các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch UBND Thành phố, của quận, vận dụng cho phù hợp với thực tế của đơn vị.
- Việc tổ chức kiểm tra nội bộ trường học phải được coi là nhiệm vụ thiết yếu của công tác quản lí trong việc triển khai thực hiện các kế hoạch được hiệu trưởng phê duyệt đối với từng năm học; phải đảm bảo các nội dung kiểm tra, đúng mục tiêu, kế hoạch; tránh bệnh hình thức, đối phó, không hiệu quả và là nhiệm vụ của người quản lí.
- Mỗi nội dung, chuyên đề kiểm tra phải thiết lập biên bản riêng, quan tâm cải tiến mẫu biên bản, đánh giá thực chất, cụ thể nội dung được kiểm tra qua việc ghi chép biên bản kiểm tra.
- Lưu đầy đủ hồ sơ kiểm tra.
II. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG
Tổng số HS: 799 HS
Tổng số lớp: 17
Tổng số CB, GV, NV: 33
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương; ngành chuyên môn, PHHS...
- Đội ngũ GV có ý thức và năng lực chuyên môn tốt; nhà trường nhiều năm liền dẫn đầu khối THCS.
- Ban KTNB nhà trường có kinh nghiệm, nhiệt tình, màng lưới chuyên môn ở các tổ có trình độ, uy tín, được GV tin tưởng.
- CSVC của nhà trường được đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học.
2. Khó khăn
- Còn 01 GV chưa đạt chuẩn trình độ.
- Trường thiếu 02 GV so với chỉ tiêu được giao; thiếu 08 GV so với nhu cầu thực tế.
- Trong quá trình kiểm tra đôi khi còn nể nang nên đánh giá chưa thực sự sát sao.
III. NHIỆM VỤ
- Nhiệm vụ chung
1.1. Thực hiện tuyên truyền phổ biến, quán triệt các văn bản quy định của pháp luật và của ngành đến toàn thể CB, GV, NV của nhà trường.
1. 2. Tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng thành viên Ban kiểm tra nội bộ.
1. 3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc kiểm tra; thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra đã xây dựng, kịp thời điều chỉnh khi có tình huống bất thường xảy ra.
1.4. Thực hiện nghiêm túc công khai kết quả kiểm tra, công tác xử lí sau kiểm tra, gửi báo cáo công tác kiểm tra nội bộ về Phòng GD-ĐT theo quy định.
1.5. Quan tâm công tác tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền, công tác pháp chế; việc xây dựng kế hoạch phòng chống tham nhũng của đơn vị theo quy định cuả pháp luật và văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, việc tổ chức kế hoạch đã xây dựng.
2. Nhiệm vụ cụ thể
2.1. Tập trung bám sát nhiệm vụ trọng tâm năm học, các nội dung còn hạn chế, tồn tại do đoàn thanh tra, kiểm tra cấp trên hoặc ban kiểm tra nội bộ đã kiến nghị sau kiểm tra của năm học trước để xây dựng kế hoạch. Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ sát thực tiễn, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục và có tác dụng tích cực cho công tác quản lí.
2.2. Mỗi nội dung, chuyên đề phải thiết lập biên bản riêng, quan tâm cải tiến mẫu biên bản, đánh giá thực nhất, cụ thể.
2.3. Kiện toàn Ban kiểm tra nội bộ để tham mưu với HT trong việc xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt, bổ sung, hoàn thiện hơn các nội dung sau. Trang bị hệ thống văn bản cần thiết hằng năm cho các thành viên Ban kiểm tra nội bộ.
2.4. Ban kiểm tra nội bộ phối kết hợp chặt chẽ với Ban thanh tra nhân dân để giải quyết kịp thời các nội dung liên quan; kiến nghị thủ trưởng đơn vị, đại diện các tổ chức đoàn thể xử lý đúng thẩm quyền kết quả kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời ngay từ cơ sở các hạn chế, thiếu sót.
2.5. Có hồ sơ riêng về công tác kiểm tra nội bộ.
IV. NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Kiểm tra việc thực hiện một số nhiệm vụ được giao của thủ trưởng đơn vị
1.1. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục. Việc thực hiện chương trình GDPT 2018: mua sắm trang thiết bị giáo dục, lựa chọn SGK, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.
1.2. Công tác chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, phòng chống bạo lực học đường, công tác truyền thông trong giáo dục. Các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trường học; phòng, chống dịch bệnh Covid 19; phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống BLHĐ...
1.3. Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường. Công tác quản lí nhà giáo, nhân viên, phát triển đội ngũ; quy tắc ứng xử, đạo đức nhà giáo, thực hiện CSPL về giáo dục.
1.4. Việc quản lí và tổ chức giáo dục học sinh.
1.5. Quan hệ phối hợp công tác giữa dơn vị với chính quyền địa phương và các đoàn thể trong đơn vị.
1.6. Công tác kiểm tra nội bộ; công tác quản lí DTHT; dạy liên kết; công tác quản lí văn bằng chứng chỉ; KĐCL và xây dựng trường Chuẩn quốc gia; công tác tuyển sinh; công tác tổ chức các kì thi; tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
1.7. Việc chỉ đạo công tác hành chính, quản lí Tài chính, tài sản; hoạt động thu, chi đầu năm học.
1.8. Việc xây dựng, sửa chữa, duy tu cơ sở vật chất, quản lí thiết bị dạy học.
1.9. Việc thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước với CBQL, GV, NV và HS.
1.10. Việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
1.11. Việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục; việc thực hiện kinh phí hoạt động của Ban đại diện CMHS.
1.12. Việc thực hiện công tác thi đua, các cuộc vận động ngành.
1.13. Công tác pháp chế, việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN); Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTKCLP)
1.14. Kiểm tra thực hiện “3 công khai” theo qui định tại Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT.
1.15. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao của GV, NV
2.1. Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên:
Trong năm học, nhà trường tổ chức kiểm tra 100% các cán bộ, giáo viên.
* Nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo gồm:
- Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.
- Việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Việc thực hiện quy chế chuyên môn (các loại hồ sơ, việc ghi chép, cập nhật thông tin, dự giờ, ứng dụng công nghệ thông tin, kỷ luật lao động...)
+ Kiểm tra các loại hồ sơ của giáo viên:
- Văn bản chỉ đạo
- Kế hoạch giáo dục.
- Kế hoạch bài dạy (Giáo án).
- Sổ điểm cá nhân.
- Sổ chủ nhiệm ( nếu là giáo viên chủ nhiệm).
- Các loại Kế hoạch theo quy định.
+ Trình độ nghiệp vụ, tay nghề: Dự giờ 2 tiết và một tiết sinh hoạt chủ nhiệm đối với giáo viên có làm công tác chủ nhiệm lớp. Mỗi tiết dạy đều có nhận xét, đánh giá, xếp loại theo qui định của Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo.
+ Kết quả giảng dạy và giáo dục học sinh: Điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học của học sinh từ đầu năm đến thời điểm kiểm tra; kiểm tra việc khảo sát chất lượng; so sánh kết quả học sinh do giáo viên giảng dạy với các lớp khác trong trường (có tính đến đặc thù của đối tượng dạy học).
+ Tham gia các công tác khác.
- Khả năng phát triển (về chuyên môn, năng lực quản lí và HĐXH...)
- Kiểm tra việc thực hiện quy định về DTHT.
2.2. Kiểm tra hoạt động của nhân viên
- Nội dung kiểm tra hoạt động nhiệm vụ nhân viên gồm:
+ Xây dựng kế hoạch cá nhân trong năm học.
+ Việc thực hiện quy định về thời gian lao động, thực hiện quy chế.
+ Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
+ Kiểm tra quá trình công tác, công tác phối hợp với các tổ, nhóm, bộ phận.
+ Việc thực hiện các nhiệm vụ khác do thủ trưởng đơn vị giao.
- Kiểm tra công tác mua sắm, bảo quản và sử dụng thiết bị, thư viện:
+ Công tác mua sắm, bảo quản và sử dụng thiết bị.
+ Công tác thư viện: việc sắp xếp, bố trí, trang trí, vệ sinh; số lượng và chất lượng sách; hoạt động của cán bộ thư viện...
- Kiểm tra công tác kế toán, tài chính và tài sản:
+ Công tác kế toán, tài chính: kế hoạch xây dựng, tạo nguồn ngân sách của đơn vị; các khoản chi ngân sách, chi khác; việc quyết toán thu chi; chấp hành các chế độ, nguyên tắc tài chính...
+ Công tác quản lí và sử dụng tài sản: việc mua sắm, quản lí và sử dụng tài sản cố định; công tác đầu tư xây dựng cơ bản...
- Kiểm tra hoạt động văn thư:
+ Soạn thảo, lưu trữ công văn đi, đến.
+ Quản lí và sử dụng con dấu.
+ Quản lí và sử dụng hồ sơ quản lí giáo dục.
+ Tinh thần, thái độ phục vụ.
Trong năm học, nhà trường tổ chức kiểm tra các nhân viên như sau:
STT
|
Họ và tên
|
Thời gian kiểm tra
|
NV
|
CM
|
Ghi chú
|
1
|
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
|
Tháng 10/2022
Tháng 3/2023
|
TV
|
Ngữ văn
|
|
2
|
Nguyễn Thị Kim Dung
|
Tháng 11/2022
Tháng 03/2023
|
TB
|
Toán-Lí
|
|
3
|
Tạ Thuý Nguyên
|
Tháng 12/2022
Tháng 5/2023
|
KT
|
Kế toán
|
|
4
|
Tạ Thuý Nguyên
|
Tháng 10/2022
Tháng 4/2023
|
VT
|
Văn thư
|
|
2.3. Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn:
Tập trung vào các hoạt động sau:
- Công tác quản lí của tổ trưởng.
- Hồ sơ chuyên môn, hồ sơ quản lí.
- Chất lượng dạy học.
- Sinh hoạt chuyên môn theo hướng NCBH.
- Kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Kiện toàn ban kiểm tra nội bộ trường học (có QĐ kèm theo).
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ.
- Ban kiểm tra nội bộ tham mưu, cùng hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trong năm học, gửi kế hoạch về Phòng giáo dục và đào tạo theo kế hoạch.
- Công khai kế hoạch đã được duyệt cho toàn thể hội đồng trường.
- Cụ thể hoá kế hoạch, tổ chức hướng dẫn nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện kế hoạch cho ban kiểm tra nội bộ; phân công nhiệm vụ cụ thể, định hướng công việc cho từng thành viên ban kiểm tra nội bộ.
3. Các thành viên ban kiểm tra nội bộ tìm hiểu, thâm nhập các văn bản pháp quy, các quy định, hướng dẫn của các cấp để có căn cứ đối chiếu khi kiểm tra.
4. Tổ chức thực hiện kiểm tra nội bộ theo kế hoạch. Ban kiểm tra nội bộ cụ thể hoá kế hoạch kiểm tra nội bộ trong năm học bằng việc lập kế hoạch cụ thể cho từng tháng (theo thời gian), theo từng đợt (theo quy mô, nội dung). Mỗi nội dung kiểm tra nhất thiết phải lập biên bản kiểm tra để làm căn cứ đánh giá, lưu trữ hồ sơ.
5. Hàng tháng, đưa nội dung đánh giá công tác kiểm tra nội bộ vào chương trình công tác, đồng thời điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch cho sát thực tế. Cuối học kì và cuối năm học báo cáo sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra nội bộ trước hội đồng trường và gửi báo cáo về phòng giáo dục và đào tạo theo quy định.
6. Xử lý kết quả, thống kê, báo cáo kịp thời công tác kiểm tra nội bộ. Lưu trữ đầy đủ hồ sơ của nhà trường.
7. Việc kiểm tra chủ yếu là theo kế hoạch, định kì song phải kết hợp với kiểm tra đột xuất, kiểm tra thường xuyên.
- Kiểm tra định kì: kiểm tra các nội dung tại mục 1- phần IV của kế hoạch.
- Kiểm tra đột xuất: căn cứ tình hình thực tế, dư luận xã hội, phản ánh của CB, GV, NV...
- Kiểm tra thường xuyên: bao gồm kiểm tra và tự kiểm tra; không nhất thiết phải ghi biên bản, có thể góp ý, nhắc nhở trực tiếp, ghi nhận xét trên hồ sơ hoặc ghi chép lại trong sổ sách...
8. Quy định về thời gian thông tin báo cáo :
- Các tổ chuyên môn nộp kế hoạch và kết quả kiểm tra (hồ sơ kiểm tra) về trường vào cuối của tháng theo quy định.
- Báo cáo sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra nội bộ trong tổ cuối học kì, cuối năm học.
- Báo cáo về Phòng GD-ĐT:
+ Kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường trước ngày 10/10/2022.
+ Báo cáo sơ kết HKI công tác kiểm tra nội bộ: trước ngày 10/01/2023.
+ Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra nội bộ: trước ngày 10/6/2023.
VI. LỊCH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Tháng
|
Nội dung kiểm tra
|
Đối tượng kiểm tra
|
Người kiểm tra
|
9/2022
|
- Công tác tuyển sinh
- Công tác lựa chọn SGK
- Chuẩn bị CSVC đầu năm, mua sắm trang thiết bị giáo dục
- Thực hiện công khai
- Việc xây dựng chương trình nhà trường.
- Kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh.
|
- Tổ Vp
- KT, TQ
- HT
-GV
- Các lớp
|
Ban KTNB
BGH
|
10/2022
|
- Các khoản thu đầu năm
- Kiểm tra bộ phận thư viện.
- Công tác văn thư.
- Kiểm tra việc thực hiện chương trình GDPT 2018.
- Kiểm tra các hoạt động tuyên truyền cho HS của TPT.
- Kiểm tra việc cập nhật các thông tin trên trang web của trường.
- Kiểm tra toàn diện GV
- Kiểm tra hồ sơ GV
|
- Đc Thuỷ
- Đc Phương
- Đc Toàn
- Đc Bình
- Đc Bình
- GV
|
- PHT
- HT
- BGH
- HT
- HT
- Ban KTNB
|
11/2022
|
- Kiểm tra bộ phận thiết bị.
- Kiểm tra toàn diện GV
- Kiểm tra SHCM của tổ, nhóm
- Kiểm tra dạy thêm, học thêm
- Kiểm tra công tác bồi dưỡng HSG, chất lượng HSG lần 1.
|
- Đc Dung
- GV
- TT, nhóm trưởng
- GV
- GV
|
- PHT
- Ban KTNB
- PHT
- BCĐ DTHT
- PHT
|
12/2022
|
- Kiểm tra toàn diện GV
- Kiểm tra toàn diện nhà trường lần 1.
- Kiểm tra dạy thêm, học thêm
- Kiểm tra bộ phận tài chính
- Kiểm tra công tác pháp chế
- Kiểm tra việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN); Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
|
GV
KT, TQ
GV
Đc Bình
HT
|
Ban KTNB
Ban KTNB
PHT
HT
Ban KTNB
|
1/2023
|
- Kiểm tra việc đánh giá thi đua, thực hiện chế độ, chính sách đối với CB, GV, NV...-
- Kiểm tra toàn diện GV
- Kiểm tra dạy thêm, học thêm
- Kiểm tra việc vào điểm, tính điểm, xếp loại HS theo TT26; TT 22
- Kiểm tra việc thực hiện công khai tài chính.
- Kiểm tra hồ sơ GV lần 1.
- Kiểm tra công tác ATAN
|
HT
GV
BGH
GV
|
Ban KTNB
Ban KTNB
BCĐ DTHT
PHT
Ban KTNB
PHT
|
2/2023
|
- Kiểm tra dạy thêm, học thêm
- Kiểm tra việc tổ chức các HĐ NGLL của GVCN.
- Kiểm tra công tác bồi dưỡng HSG, chất lượng HSG lần 2.
- Kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh.
|
GV
GVCN
GV
|
BCĐ DTHT
BGH
PHT
|
3/2023
|
- Kiểm tra toàn diện GV
- Kiểm tra dạy thêm, học thêm
- Kiểm tra SHCM tổ, nhóm
- Kiểm tra TV, TB
- Kiểm tra việc cập nhật các thông tin trên trang web của trường.
|
GV
Tổ, nhóm CM
Phụ trách TV, TB
|
Ban KTNB
BCĐ DTHT
PHT
|
4/2023
|
- Kiểm tra dạy thêm, học thêm
- Kiểm tra công tác văn thư
- Kiểm tra việc thực hiện tuyên truyền cho HS.
- Kiểm tra công tác pháp chế.
|
GV
VT
GV
Đc Bình
|
Ban KTNB
BCĐ DTHT
PHT
Ban KTNB
|
5/2023
|
- Kiểm tra toàn diện nhà trường lần 2.
- Kiểm tra xét tốt nghiệp lớp 9
- Kiểm tra việc vào điểm, tính điểm, xếp loại HS theo TT26; TT22.
- Kiểm tra việc thực hiện công khai kết quả học tập của HS.
- Kiểm tra công tác đánh giá, xếp loại CBQL, GV theo Chuẩn nghề nghiệp; đánh giá viên chức.
- Kiểm tra hồ sơ GV lần 2
- Kiểm tra CSVC các lớp cuối năm.
- Kiểm tra việc đánh giá thi đua, thực hiện chế độ, chính sách đối với CB, GV, NV...
|
HT, KT
GVCN
GV
BGH
GV
GVCN
HT
|
Ban KTNB
PHT
Ban KTNB
PHT
Ban KTNB
|
Trên đây là Kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ nhà trường năm học 2022-2023. Công tác kiểm tra nội bộ là yêu cầu bắt buộc, đề nghị các tổ triển khai thực hiện nghiêm túc. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc cần báo cáo BGH để được giải quyết./.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (báo cáo);
- Chi bộ, BGH;
- Thành viên Ban kiểm tra nội bộ;
- Lưu: VT.
|
HIỆU TRƯỞNG
Lê Thị Kim Thanh
|