UBND QUẬN DƯƠNG KINH
TRƯỜNG THCS ĐA PHÚC
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số: 135/KH-THCS
|
Đa Phúc, ngày 26 tháng 9 năm 2022
|
|
KẾ HOẠCH
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023
Căn cứ Quyết định số 2650/QĐ-UBND ngày 16/8/2022 của UBND thành phố ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên thành phố Hải Phòng;
Căn cứ Công văn số 2577/SGD ĐT-TrH ngày 25/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải phòng về việc triển khai thực hiện chương trình Giáo dục trung học năm học 2022-2023; Công văn số 2766/SGD ĐT-TrH ngày 31/8/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải phòng v/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2023;
Thực hiện Công văn số 2766/SGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2022-2023;
Căn cứ các Công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2022-2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải phòng;
Thực hiện Công văn số 377/GDĐT ngày 8/9/2022 của Phòng GD&ĐT quận Dương Kinh v/v triển khai thực hiện chương trình Giáo dục trung học năm học 2022-2023; Công văn số 400 /PGD&ĐT ngày 19 tháng 9 năm 2022 của Phòng GD&ĐT quận Dương Kinh về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học cơ sở năm học 2022-2023;
Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, Trường THCS Đa Phúc xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 như sau:
Phần I
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2021-2022
Năm học 2021-2022 trường THCS Đa Phúc đã triển khai thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ năm học và đã đạt được một số kết quả như sau:
1. Chất lượng đội ngũ:
* Đảng viên:
- Số đảng viên: 24 đ/c (tăng 01 đảng viên)
- Trình độ chính trị: TC 05 đ/c (CBQL 02 đ/c, GV 03 đ/c)
* Tổng số: CB, GV, NV: 34 đ/c Trong đó: Biên chế: 34; HĐ: 0; thiếu 0 GV.
Trình độ:
- Đạt chuẩn: 32 đ/c; Thạc sĩ: 01 đ/c; dưới chuẩn: 01đ/c
Giáo viên giỏi:
- Cấp trường: 100%; Bảo lưu danh hiệu GVG Cấp quận: 6 đ/c; Cấp TP: 0.
2. Kết quả 2 mặt giáo dục:
* Khối 789: đánh giá theo TT58&TT26
a/ Đạo đức: Tốt: 539 HS= 97,8%; Khá: 12= 2,2%
b/ Học lực: Giỏi: 235 HS= 42,6%; Khá: 213 HS= 38,7%; TB: 103 HS= 18,7%; Yếu: 0
Tốt nghiệp THCS đạt 100%; tỉ lệ chuyển lớp đạt 100%.
* Khối 6: học theo CTGDPT 2018, đánh giá theo TT 22
a/ Đạo đức: Tốt: 186 HS= 96,9%; Khá 6 HS= 3.1%; Đạt 0.
b/ Học lực: Tốt: 66 HS= 34,4%; Khá: 90 HS= 46,9%; Đạt: 36 HS= 18,8 %; Chưa đạt: 0
- Tỉ lệ HS lên lớp: 100%
- Tỉ lệ HS tốt nghiệp THCS: 100%.
- Tỉ lệ dự thi THPT: 72%. Kết quả như sau:
+ Điểm TB xét tuyển: 34,21 (xếp thứ 1 trong quận). Trong đó điểm trung bình môn Ngữ văn là 6,93 xếp số 1; Toán 7,10 xếp số 2; Tiếng Anh 6,15 xếp số 2.
Tỉ lệ HS đỗ THPT công lập là 97,74% / tổng số HS tham gia dự thi.
3. Chất lượng học sinh giỏi:
(1) Cuộc thi KHKT các cấp:
- Cấp quận: 02 sản phẩm (01 Nhất, 01 KK)
- Cấp thành phố: 01 giải Ba
- Kết quả cuộc thi KHKT cấp quận và cấp thành phố qua các vòng thi, cụ thể như sau:
ST
T
|
Đơn vị
|
Số SP, DA dự thi
cấp quận
|
Số SP, DA dự thi
cấp thành phố
|
SL
|
Giải
|
SL
|
Giải
|
1
|
THCS Đa Phúc
|
02
|
01 Nhất
01 Khuyến khích
|
01
|
Ba
|
TỔNG
|
|
|
|
|
(2) Cuộc thi Toán và KHTN bằng tiếng Anh các cấp:
- Cấp quận: 10 giải (02 Nhất, 03 Nhì, 02 Ba, 03 KK)
STT
|
Đơn vị
|
Số HS tham dự Cuộc thi cấp TP
|
Toán
|
KHTN
|
1
|
THCS Đa Phúc
|
Không tổ chức
|
Không tổ chức
|
TỔNG
|
|
|
(3) Cuộc thi Violympic tiếng Anh (IOE) và Violympic Toán, Lý bằng tiếng Anh trên mạng Internet:
- Cấp Quốc gia: 03 giải Violympic Toán Tiếng Anh 8 (01 vàng, 01 bạc, 01 khuyến khích).
- Cấp thành phố: 01 giải khuyến khích
- Cấp quận: 23 giải (12 giải Vàng; 11 giải Bạc).
(4) Các Cuộc thi TDTT, Văn nghệ, ....
- Thi Sơn ca cấp quận: 02 ( 01 Ba, 01 khuyến khích).
- Thi Vẽ tranh cấp Thành phố: 02 giải KK.
- Tham gia cuộc thi Thiếu nhi thuyết trình tiếng Anh cấp thành phố: 01 khuyến khích
4. Tổ chức chuyên đề:
- BGH chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn đăng kí các chuyên đề ngay từ đầu năm học. Các chuyên đề đăng ký: 02 chuyên đề cấp quận; 01 chuyên đề cấp thành phố.
- Các chuyên đề đã thực hiện: Cấp Quận: 01 chuyên đề xếp loại Tốt
- 01 chuyên đề cấp quận và 01 chuyên đề cấp thành phố không thực hiện được do dịch bệnh Covid 19.
- Tham gia đầy đủ các buổi Hội thảo, tổ chức chuyên đề do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức.
+ Tham gia SHCM quận 01 tiết bộ môn Toán 9 xếp loại: Tốt
- Đánh giá chung về kết quả thực hiện các chuyên đề: các chuyên đề đều được thực hiện theo đúng tiến độ đề ra, đạt hiệu quả cao.
5. Hoạt động Đoàn Đội ngoại khóa:
- Hoạt động GDNGLL được thực hiện nghiêm túc, có sự chuẩn bị chu đáo của thầy, trò mang tính giáo dục cao. Đa dạng về hình thức hoạt động…góp phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
+ Tổ chức Tết Trung thu.
+ Tổ chức thi cắm hoa chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
+ Tham gia các cuộc thi do cấp trên phát động: An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai; Tìm hiểu Luật trẻ em trực tuyến, Nâng cao nhận thức phòng chống tai nạn bom mìn...
+ Tham gia cuộc thi vẽ tranh: đạt 02 giải khuyến khích cấp Thành phố.
+ Tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn, tuyên truyền an toàn giao thông, phòng chống ma túy, bạo lực học đường, tác hại của thuốc lá điện tử, phòng chống dịch bệnh Covid 19....Tổ chức cho HS kí cam kết không vi phạm ATGT, thực hiện nội quy trường, lớp; cam kết phòng chống bạo lực học đường...
+ Tổ chức 01 chuyên đề cấp quận.
+ Công tác từ thiện, nhân đạo: ủng hộ Hội người mù quận Dương Kinh, nạn nhân chất độc da cam và người tàn tật, góp những đồng tiền nhỏ vì nghĩa tình lớn, quỹ phòng chống Covid... Tổng số tiền ủng hộ: 11.010.000đ. Số lượt HS được nhận quà trong năm học: 229 HS với tổng số tiền là: 51.850.000đ (Tổng 62.860.000đ).
- Phối kết hợp với công an phường thường xuyên tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho HS.
- Phối kết hợp với Công an quận Dương Kinh tổ chức 01 buổi Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho HS.
6. Công tác phổ cập giáo dục:
- Có đầy đủ hồ sơ, độ tin cậy cao
- Đạt phổ cập THCS mức độ 3.
- Đạt Phổ cập giáo dục bậc TH&Nghề năm 2021.
7. Danh hiệu thi đua- Hình thức khen thưởng
* Trong thi đua, nhà trường đạt được những thành tích sau:
- Tập thể: Xếp số 2 khối THCS- Được Chủ tịch UBND Thành phố tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.
- Cá nhân: 33 CBGV-CNV được công nhận LĐTT, trong đó 05 giáo viên được công nhận CSTĐCS.
- Đoàn- Đội: Đạt Liên đội Vững mạnh
- Chi bộ nhà trường: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Công đoàn: Vững mạnh.
Phần II
KẾ HOẠCH NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2022-2023
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I. Môi trường bên trong
1. Điểm mạnh :
1.1. Đội ngũ GV và cán bộ quản lí nhà trường
a. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý- giáo viên- nhân viên:
- Về trình độ chuyên môn: Đa số giáo viên có trình độ chuyên môn vững, nhiều đ/c gv nằm trong mạng lưới cốt cán của Quận. Có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Đảm bảo được vị trí việc làm.
+ Tỉ lệ GV đạt chuẩn: 97%; Trên chuẩn: 1 đ/c= 3 %
- Trình độ tay nghề của giáo viên:
+ Giáo viên Giỏi: Cấp Quận: 06 đ/c
+ GVG cấp trường: 100%
- Lãnh đạo nhà trường tâm huyết, nhiệt tình với phong cách lãnh đạo tận tâm, dân chủ, biết lắng nghe và có những quyết định hợp tình, hợp lý trong giải quyết công việc và tổ chức các hoạt động giáo dục. Trong công tác lãnh đạo luôn thể hiện tính năng động, sáng tạo, tạo được sự đồng thuận của các thành viên trong HĐSP nhà trường.
- Tập thể giáo viên, nhân viên của nhà trường nhiệt tình, tâm huyết, có trách nhiệm, yêu nghề; một số giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy lâu năm. Tất cả đều gắn bó đoàn kết với nhà trường, toàn tâm, toàn ý xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh và phát triển.
b. Hoạt động dạy học trong nhà trường
- Nhà trường luôn tích cực trong đổi mới phương pháp giảng dạy. Các kế hoạch xây dựng chuyên đề, thao giảng chuyên môn được tổ chức nghiêm túc, thường xuyên theo qui chế và ngày càng có chất lượng về mặt hình thức cũng như nội dung, đáp ứng được nhu cầu học tập nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ của đội ngũ trong đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Các đoàn thể vững mạnh được đánh giá tốt, tập hợp được quần chúng, năng động, sáng tạo và phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc tổ chức các hoạt động, các phong trào góp phần nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng cho đội ngũ CB-GV-NV và giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Việc thực hiện hiệu quả các cuộc vận động lớn của ngành và chủ đề “Kỷ cương- Tình thương - Trách nhiệm” trong những năm qua đã tạo nên một tiền đề khá vững chắc cho việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm học.
1.2. Học sinh
- Học sinh có sự chuyển biến đáng mừng trong ý thức học tập cũng như chấp hành nội quy. Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập.
- Năm học 2022 - 2023 trường THCS Đa Phúc biên chế 17 lớp. Tổng số học sinh : 797 hs
Trong đó:
+ Khối 6: 241 em
+ Khối 7: 194 em
+ Khối 8: 183 em
+ Khối 9: 179 em
- Học sinh có sự chuyển biến đáng mừng trong ý thức học tập cũng như chấp hành nội quy. Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập. Tuy nhiên điều kiện kinh tế gia đình các em còn nhiều khó khăn.Điều kiện sinh hoạt xã hội có những tác động thiếu tích cực ảnh hưởng đến ý thức rèn luyện cũng như kết quả học tập của học sinh.
1.3. Cơ sở vật chất
- Năm học 2022-2023 nhà trường đã được UBND Quận đầu tư khởi công xây dựng khu phòng học mới 3 tầng 18 phòng học.
- Năm học 2022-2023, về cơ bản nhà trường có điều kiện CSVC đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Gồm 12 phòng học, 01 phòng đồ dùng, 01 thư viện; 01 hội trường; 02 phòng hiệu bộ, 01 phòng kế toán... Thiếu phòng Đoàn Đội, Công đoàn, phòng truyền thống, phòng TA, Âm nhạc Mĩ thuật.... Các phòng làm việc: Phòng Hiệu trưởng, phòng Phó hiệu trưởng, phòng Hành chính đều được trang bị máy vi tính kết nối mạng internet. Khu phòng học bộ môn xuống cấp, chưa đạt chuẩn.
1.4. Truyền thống của nhà trường
Trường THCS Đa Phúc là một ngôi trường có truyền thống học tập. Nhà trường được Quận ủy, UBND đầu tư xây dựng một khu trường mới 3 tầng 18 phòng học. Nhà trường những năm gần đây đã trở thành một trường THCS được nhân dân tin tưởng và gửi gắm con em vào học tại trường.
2. Điểm yếu
2.1. Đội ngũ GV và cán bộ quản lí nhà trường
- Số lượng CBGV-CNV còn thiếu 03 đồng chí so với chỉ tiêu được giao năm 2022 nên việc phân công nhiệm vụ còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là về cơ cấu bộ môn thiếu 01 giáo viên môn Tin học do có 01 đ/c Đại học Tin học xin thôi việc kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2022.
- Một số CBGV còn hạn chế trong việc ứng dụng CNTT, chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học.
2.2. Học sinh
- Nhiều học sinh còn vi phạm nội quy trường lớp chưa có thái độ động cơ học tập đúng đắn. Vẫn còn tình trạng học sinh không thuộc bài khi đến lớp, thiếu ý thức xây dựng bài giảng, tinh thần tìm tòi kiến thức trong quá trình học tập chưa cao.
- Chất lượng của học sinh ở đầu vào chưa được như mong muốn, nhiều học sinh lớp 6 chưa đáp ứng được yêu cầu của cấp trung học.
- Điều kiện sinh hoạt xã hội có những tác động thiếu tích cực ảnh hưởng đến ý thức rèn luyện cũng như kết quả học tập của học sinh. Một số học sinh còn chây lười trong học tập cũng như rèn luyện tu dưỡng hạnh kiểm.
2.3. Cơ sở vật chất
- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học gặp nhiều khó khăn phòng học đã nhiều năm sử dụng đó xuống cấp trầm trọng, thiết bị dạy học và các trang thiết bị khác chưa đồng bộ.
II. Môi trường bên ngoài
1. Cơ hội
- Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập diễn ra mạnh mẽ, nhà trường có nhiều cơ hội học tập các nền giáo dục tiên tiến và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác phát triển. Đồng thời trong sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, cán bộ, nhân viên, giáo viên có nhiều cơ hội học hỏi, tiếp cận, giao lưu với đồng nghiệp các trường trong và ngoài quận, trong thành phố và cả nước thông qua mạng Internet.
- Nhu cầu cho con em nhận được nền giáo dục chất lượng cao của phụ huynh và học sinh hiện nay là rất lớn và ngày càng tăng. Bên cạnh đó nhà trường cũng nhận được sự tín nhiệm cao của các bậc cha mẹ học sinh và học sinh. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nhà trường thu hút đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học.
- Đảng ủy- HĐND- UBND, các ban ngành đoàn thể có sự quan tâm, tạo điều kiện tốt trong việc chỉ đạo cũng như hỗ trợ cho hoạt động giáo dục nói chung và công tác dạy học nói riêng.
- Ban đại diện CMHS có tinh thần trách nhiệm, thường xuyên phối hợp trong các hoạt động, quan tâm tạo điều kiện về vật chất lẫn tinh thần nhằm kịp thời động viên thầy và trò trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Địa phương vốn có truyền thống giáo dục, mặt bằng dân trí tốt.
2. Thách thức
- Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội; xu thế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và trong thời kỳ hội nhập..
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục chưa cao.
- Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học tích cực, dạy học cá thể và nâng cao trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên còn hạn chế.
- Tình trạng sĩ số học sinh trong một lớp đông vượt quá quy định 45 HS/lớp do áp lực tăng dân số cơ học cũng là vấn đề thách thức lớn cho việc hiện đại hóa trường học, là bài toán khó trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học hiện đại vẫn là yêu cầu luôn cấp thiết trong thời đại mà khoa học kĩ thuật tiến bộ như vũ bão.
B. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:
1. Phát triển đội ngũ nhà giáo, nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ GV, NV và cán bộ quản lý giáo dục. Thúc đẩy việc giáo viên tham gia bồi dưỡng để đạt chuẩn theo Luật giáo dục năm 2019; tăng cường nền nếp, kỷ cương, chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các cơ sở giáo dục để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
2. Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 6, lớp 7; tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2006 đối với lớp 8, lớp 9, bảo đảm thực hiện và hoàn thành chương trình năm học; củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục trung học.
3. Đẩy mạnh công tác phát triển mạng lưới trường, lớp, đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở; thực hiện hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.
4. Thúc đẩy thực hiện đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhàtrường.
5. Bảo đảm an toàn trường học; thực hiện quản trị trường học dân chủ, kỷ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả; chủ động, linh hoạt thực hiện kế hoạch năm học, chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh.
6. Nâng cao số lượng và chất lượng giải học sinh giỏi các cấp trong các kỳ thi học sinh giỏi, cuộc thi KHKT dành cho HS trung học, sản phẩm STEM và các cuộc thi trực tuyến qua mạng internet do Bộ GDĐT tổ chức, phối hợp tổ chức (cuộc thi IOE, Violympic, Toán Hoa Kỳ, ….). Nâng cao tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường THPT công lập; tỉ lệ vào 4 loại hình; nâng cao điểm thi vào lớp 10 THPT công lập.
7. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện chương trình GDPT2018.
8. Tăng cường việc chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học; tuyên truyền việc dạy và học ngoại ngữ theo hướng tăng cường ngoại ngữ 2 là tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc; khuyến khích học sinh tham gia các kỳ thi theo chuẩn quốc tế để đạt chuẩn đầu ra theo quy định như: IELTS, TOEFL.
Hoàn chỉnh hệ thống tuyển sinh đầu cấp trực tuyến, triển khai chữ ký số, quản lý, kiểm tra hồ sơ bằng hệ thống số; thực hiện tốt Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 28/7/2022 của UBND quận Dương Kinh về phát động phòng trào thi đua thực hiện chương trình chuyển đổi số quận Dương Kinh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
9. Hoàn thành công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục.
10. Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông trong Giáo dục và Đào tạo.
C. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
I. Thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm chất lượng hoàn thành chương trình năm học
1. Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường, đáp ứng yêu cầu thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
* Chỉ tiêu:
100% GV xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông; Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ GDĐT về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.
* Giải pháp:
a/ Đối với việc bố trí dạy học các môn học, hoạt động giáo dục:
- Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình của từng môn học, hoạt động giáo dục bảo đảm thời lượng quy định trong chương trình và bố trí dạy học trong mỗi học kì một cách hợp lý, khoa học. Đối với các môn học, bố trí thời gian dạy học linh hoạt phù hợp với điều kiện giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường, không bắt buộc phải bố trí số tiết dạy học của các môn học đều ở tất cả các tuần; sắp xếp thời khóa biểu phù hợp cho cả năm học hoặc ít nhất trong từng học kỳ, bảo đảm số tiết/tuần theo quy định dành cho mỗi giáo viên.
- Đối với Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, phân công GV đảm nhận nội dung hoạt động nào phải có năng lực chuyên môn phù hợpvới nội dung hoạt động đó. Giáo viên được phân công đảm nhận các nội dung hoạt động của chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thực hiện đúng nhiệm vụ của giáo viên thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; phân định rõ nhiệm vụ thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với nhiệm vụ của giáo viên làm chủ nhiệm lớp theo quy định hiện hành.
- Tăng cường sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, tổ chức các hội thảo, tọa đàm trao đổi về tổ chức dạy học theo Chương trình GDPT; đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học và điều chỉnh kịp thời kế hoạch dạy học phù hợp với thực tế tại địa phương, nhà trường, chủ động ứng phó với các tình huống dịch bệnh và các tình huống bất thường khác; tăng cường huy động, trao đổi, phối hợp giáo viên giữa các trường trong khu vực, trong cụm chuyên môn để sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên hiện có.
b/ Đối với việc thực hiện các chương trình môn học
Kế hoạch dạy học các môn học thực hiện trong năm học 2022-2023 cần lưu ý việc củng cố, bổ sung những nội dung có liên quan ở lớp học dưới; những kiến thức, kĩ năng còn hạn chế do phải học trực tuyến, học trên truyền hình hoặc các hình thức học tập khác trong các năm học trước vì Covid-19 và tinh giảm nội dung dạy học theo Công văn số 4040/BGDĐT-GDTrH ngày 16/9/2021 về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021-2022.
- Đối với các lớp thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2006: Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp trung học cơ sở,trung học phổ thông. Khi xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, lưu ý tăng cường các nội dung bổ trợ theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chuẩn bị tốt cho học sinh lớp 9 học lên lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Đối với các lớp thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2022-2023 và quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành tại Thông tư số13/2022/TT-BGDĐT.
c/ Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống, xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông; công tác xã hội trong trường học. Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống trong các chương trình môn học và hoạt động giáo dục, bao gồm: học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nội dung pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính, phòng chống tệ nạn xã hội; giáo dục quyền con người; giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực trong gia đình và nhà trường; giáo dục chăm sóc mắt và phòng chống mù, loà cho học sinh; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo, quốc phòng và an ninh; giáo dục bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục thông qua di sản; giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông; giáo dục tăng cường năng lực số, chuyển đổi số và các nội dung giáo dục lồng ghép phù hợp khác theo quy định.
d/ Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025: tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thể thao học sinh gắn kết với nội dung môn học giáo dục thể chất thuộc Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chỉ đạo GV Thể dục, TPT duy trì nền nếp thực hiện các bài thể dục, tập luyện và tổ chức thi đấu các môn thể thao nhằm phát triển thể lực toàn diện cho học sinh.
e/ Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật; triển khai mô hình giáo dục từ xa cho học sinh khuyết tật không có điều kiện đến trường dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục.
2. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học
+ Đổi mới phương pháp dạy học:
* Chỉ tiêu:
- 100% GV xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, thiết bị dạy học và học liệu, phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học.
- 100% GV vận dụng sáng tạo và linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm hướng tới việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
- 100% GV ứng dụng CNTT vào dạy học.
* Giải pháp:
a/ Xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học và học liệu, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình dạy học; việc xây dựng kế hoạch bài dạy bảo đảm đủ thời gian để học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập đã đặt ra, tránh việc áp dụng hình thức, khuôn mẫu trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy. Tiến trình dạy học mỗi bài học được xây dựng thành các hoạt động học với mục tiêu, nội dung, sản phẩm học tập cụ thể mà học sinh phải hoàn thành, cách thức thực hiện linh hoạt để tổ chức dạy học phát huy tính tự học, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Đối với môn Lịch sử, tăng cường khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu khác nhau để tái hiện, phục dựng lịch sử một cách khoa học, khách quan, chân thực; đồng thời gắn với hoạt động thực hành, thực tiễn nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong dạy học Lịch sử. Đối với môn Ngữ văn, thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo hướng dẫn tại Công văn số 3175/BGDĐT- GDTrH ngày 21/7/2022 về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông.
b/ Khuyến khích tổ chức các hoạt động văn hóa- văn nghệ, thể dục-thể thao trên cơ sở tự nguyện của cha mẹ học sinh và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và nội dung học tập của học sinh trung học; tăng cường giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy hứng thú học tập của học sinh, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hoá thế giới. Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản trong dạy học một số môn học, hoạt động giáo dục phù hợp.
c/ Thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và quản lý giáo dục theo lộ trình, bao gồm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý quá trình dạy học và quản trị nhà trường.
3. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá
* Chỉ tiêu:
- Xây dựng bộ đề kiểm tra trong nhà trường.
- Tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh.
- 100% các bài kiểm tra sử dụng ma trận và đặc tả đề kiểm tra, kết hợp câu hỏi tự luận và trắc nghiệm phù hợp nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
- Thực hiện kiểm tra đề chung, cùng thời điểm đối với HS trong cùng khối.
* Giải pháp:
a. Thực hiện việc đánh giá học sinh THCS theo quy định; xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với kế hoạch dạy học; không kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông; không kiểm tra, đánh giá đối với các nội dung tinh giản theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục-Đào tạo.
b. Thực hiện có hiệu quả các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Khuyến khích các nhà trường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề kiểm tra. Đối với các môn học, hoạt động giáo dục đánh giá bằng nhận xét, khuyến khích thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kỳ thông qua bài thực hành, dự án học tập phù hợp với đặc thù môn học, hoạt động giáo dục. Việc đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá các môn học phải bảo đảm yêu cầu về tính trung thực, khách quan, công bằng, đánh giá chính xác kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Đối với môn Ngữ văn, thực hiện kiểm tra, đánh giá theo Công văn số 3175 đối với khối lớp 6, lớp 7; khuyến khích các nhà trường vận dụng kiểm tra, đánh giá theo Công văn số 3175 đối với lớp 8, lớp 9.
c. Chuẩn bị tốt các điều kiện để sẵn sàng thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hình thức trực tuyến theo quy định, bảo đảm chất lượng, chính xác, hiệu quả, công bằng, khách quan, trung thực; đánh giá đúng năng lực của học sinh.
d. Thực hiện việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo quy định. Năm học 2022-2023, đối với lớp 6, lớp 7 thực hiện kiểm tra, đánh giá theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021; lớp 8, lớp 9 thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 và Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với kế hoạch dạy học; không kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của chương trình GDPT; không kiểm tra, đánh giá đối với các nội dung tinh giản theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
Thực hiện có hiệu quả các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Khuyến khích các tổ chuyên môn xây dựng ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề kiểm tra. Đối với các môn học, hoạt động giáo dục đánh giá bằng nhận xét, khuyến khích thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập phù hợp với đặc thù môn học, hoạt động giáo dục.Việc đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá các môn học phải bảo đảm yêu cầu về tính trung thực, khách quan, công bằng, đánh giá chính xác kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Đối với môn Ngữ văn, thực hiện kiểm tra, đánh giá theo Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21/7/2022 của Bộ GDĐT đối với khối lớp 6, lớp7; khuyến khích vận dụng kiểm tra, đánh giá theo Công văn này đối với khối lớp 8, 9. Đối với môn Lịch sử, tăng cường các câu hỏi nhằm khai khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu, tranh ảnh, lược đồ; câu hỏi mở tạo điều kiện cho học sinh tự biểu đạt chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử, hướng tới đánh giá phẩm chất và năng lực học sinh, khắc phục tình trạng ghi nhớ sự kiện một cách máy móc.
Chuẩn bị tốt các điều kiện để sẵn sàng thực hiện kiểm tra , đánh giá theo hình thức trực tuyến theo quy định, bảo đảm chất lượng, chính xác, hiệu quả, công bằng, khách quan, trung thực; đánh giá đúng năng lực của học sinh.
Năm học 2022-2023, nhà trường tiếp tục sử dụng chung ma trận đề kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ cho tất cả các môn văn hóa; Dự kiến thời điểm tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ trong năm học 2022-2023.
+ Nội dung kiểm tra bám sát chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng theo CV3280 của Bộ GD-ĐT đối với lớp 8, lớp 9; Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 6, lớp 7 và các văn bản hướng dẫn của các cấp quản lý; bám sát theo tiến độ chương trình đến thời điểm kiểm tra; kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan; tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước đối với các môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, giáo dục địa phương để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về gia đình, dòng họ và các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
4. Nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng
* Chỉ tiêu:
- Thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp theo quy định.
- Công tác phân luồng:
+ Tỉ lệ HS dự thi lớp 10 THPT: 75- 80%
+ Huy động HS tốt nghiệp THCS vào học 4 loại hình đạt từ 98-100%.
* Giải pháp:
Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường, trong đó tập trung đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp; phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp; huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp; tổ chức khảo sát nhu cầu học tập các môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập của học sinh lớp 9 nếu các em được vào học lớp 10; tăng cường tư vấn hướng nghiệp theo định hướng nghề nghiệp cấp trung học phổ thông. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện giáo dục STEM trong trường trung học theo hướng dẫn của Sở GDĐT, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
Định hướng hiệu quả việc phân luồng học sinh sau trung học cơ sở theo học các chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng của học sinh; tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp trong trường trung học; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về lựa chọn nghề nghiệp, khởi nghiệp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp của học sinh trung học.
5. Tham gia các kỳ thi, cuộc thi học sinh giỏi các cấp; Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp
- Nhà trường xây dựng kế hoạch, có cơ chế động viên, khích lệ, khuyến khích đội ngũ giáo viên tích cực phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi, tích cực tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp; động viên, khuyến khích học sinh tích cực ôn luyện, có đủ năng lực để tham gia các kỳ thi học sinh giỏi, cuộc thi KHKT do quận, thành phố, quốc gia tổ chức, đảm bảo công khai, công bằng, khách quan theo hướng dẫn của Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT và Bộ GD&ĐT.
- Nhà trường xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, phát động phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” kỷ niệm các ngày Lễ lớn như 20/10, 20/11, 8/3, …; khuyến khích 100% giáo viên tham gia Hội thi nhằm tạo phong trào thi đua sôi nổi, sâu rộng đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; đẩy mạnh khí thế thi đua nâng cao chất lượng dạy và học; tạo cơ hội cho các giáo viên tâm huyết, có năng lực để khẳng định năng lực bản thân và là cơ hội để đội ngũ giáo viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong giảng dạy.
- Qua Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, nhà trường lập danh sách giáo viên tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp quận và tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố.
II. Phát triển mạng lưới trường, lớp; Tăng cường cơ sở vật chất xây dựng trường chuẩn Quốc gia và kiểm định chất lượng giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục; chất lượng phổ cập giáo dục; công tác công khai
1. Phát triển mạng lưới trường, lớp; Tăng cường cơ sở vật chất xây dựng trường chuẩn Quốc gia và kiểm định chất lượng giáo dục
* Chỉ tiêu:
- Huy động 100% học sinh đã hoàn thành tiểu học trên địa bàn phường Đa Phúc vào lớp 6; làm tốt công tác tuyên truyền để tuyển sinh HS hoàn thành chương trình Tiểu học trên địa bàn khu dân cư.
- Được công nhận PCGD THCS mức độ 3, đạt PCGD THPT và nghề, không có học sinh bỏ học;
* Giải pháp:
- Phát triển mạng lưới trường, lớp gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trung học. Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước kết hợp với các nguồn huy động hợp pháp khác từ công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất.
- Thực hiện tốt công tác PCGD, XMC theo đúng văn bản hướng dẫn của các cấp. Sử dụng thường xuyên, hiệu quả hệ thống thông tin điện tử để quản lí phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và thường xuyên cập nhật, kiểm tra tính xác thực của các số liệu trên hệ thống;
- Thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường chuẩn quốc gia theo đúng quy định tại Thông tư số18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bổ sung minh chứng thường xuyên. Tích cực tham mưu với Uỷ ban nhân dân quận đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu phòng học mới để đáp ứng yêu cầu dạy học.
2. Đẩy mạnh sử dụng CNTT trong tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong các nhà trường.
* Chỉ tiêu:
- Sử dụng 100% hồ sơ điện tử, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử để nâng cao hiệu quả công tác quản lí giáo dục;
- Thực hiện nhập số liệu, khai thác, sử dụng thống nhất dữ liệu toàn ngành về trường, lớp, học sinh, giáo viên, trường chuẩn quốc gia và các thông tin khác trong quản lí, báo cáo.
- Tiếp tục thực hiện tinh giản hồ sơ, sổ sách trong nhà trường. Quản lí và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo theo quy định, trong đó không được lạm dụng vị trí công tác của mình để thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc ép buộc, vận động học sinh, hoặc cha mẹ học sinh mua xuất bản phẩm tham khảo dưới bất kì hình thức nào.
* Giải pháp:
- Tiếp tục thực hiện tốt Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 27/4/2022 của Ủy ban nhân dân quận Dương Kinh; Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 28/4/2022 về việc Chuyển đổi số quận Dương Kinh năm 2022; Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 09/5/2022 về việc Cải thiện và nâng cao chỉ số chuyển đổi số quận Dương Kinh năm 2022 và Kế hoạch số 197/KH-PGD&ĐT ngày 20/5/2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện kế hoạch Chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo quận giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030.
- Tiếp tục triển khai thực hiện linh hoạt, hiệu quả kế hoạch chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của đơn vị; hằng năm xây dựng kế hoạch chuyển đổi số, cuối năm học xây dựng báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác chuyển đổi số trong giáo dục tại nhà trường, tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và đề ra phương hướng thực hiện cho năm học tiếp theo; thực hiện báo cáo hàng tháng, quý về Phòng GDĐT chậm nhất vào ngày 20 hàng tháng theo quy định tại Kế hoạch số 89 ngày 28/4/2022 của Ủy ban nhân dân quận Dương Kinh.
3. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở
* Chỉ tiêu:
- Có đầy đủ hồ sơ, độ tin cậy cao
- Đạt phổ cập THCS mức độ 3.
- Đạt phổ cập GDTHPT và Nghề 2022.
* Giải pháp:
- Tiếp tục tổ chức, triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị, Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS và Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 quy định về điều kiện đảm bảo và nội dung, quy trình và thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, tăng cường phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS.
- Nhà trường quan tâm việc củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục các cấp, đội ngũ cán bộ giáo viên chuyên trách PCGD; thực hiện tốt việc quản lý và lưu trữ hồ sơ phổ cập giáo dục; coi trọng công tác điều tra cơ bản, rà soát đánh giá kết quả và báo cáo hằng năm về thực trạng tình hình phổ cập giáo dục. Sử dụng có hiệu quả Hệ thống thông tin điện tử quản lý PCGD- XMC và kiểm tra tính xác thực của các số liệu trên hệ thống.
- Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo địa phương, tập trung mọi nguồn lực với các giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục; tích cực huy động các đối tượng diện phổ cập giáo dục THCS ra lớp; nắm chắc tình hình, nguyên nhân học sinh bỏ học (nếu có) và có giải pháp khắc phục tình trạng này; vận động nhiều lực lượng tham gia nhằm duy trì sĩ số học sinh; củng cố, duy trì và nâng cao tỉ lệ, chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.
4. Công tác công khai
* Chỉ tiêu:
- Thực hiện công khai đầy đủ các nội dung theo quy định.
* Giải pháp:
Thực hiện tốt công tác ba công khai trong trường học theo đúng Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân”: công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế; công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục về cơ sở vật chất, đội ngũ; công khai thu chi tài chính các khoản thu thoả thuận với phụ huynh học sinh. Các nội dung công khai này được công khai 03 lần trong năm, mỗi lần công khai đều có thông báo, biên bản bắt đầu công khai, kết thúc công khai. Thông tư 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ công khai theo quý. Hình thức công khai: niêm yết, họp phụ huynh, hội đồng sư phạm, đưa lên trang websie nhà trường ...; làm tốt công tác tuyên truyền trong phụ huynh học sinh để được sự đồng thuận cao trong triển khai các nhiệm vụ năm học 2022-2023.
III. Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trung học
1. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
a/ Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
* Chỉ tiêu:
- Bảo đảm số lượng và chất lượng GV, cân đối về cơ cấu, nhất là giáo viên các môn Tin học, KHTN (Lý, Hóa, Sinh), Ngoại ngữ, Nghệ thuật (Mĩ thuật, Âm nhạc) đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình GDPT 2018 theo lộ trình quy định.
* Giải pháp:
- Rà soát cơ cấu đội ngũ giáo viên theo môn học, hoạt động giáo dục; tham mưu cho các cấp thực hiện kế hoạch tuyển dụng giáo viên bảo đảm số lượng và chất lượng, cân đối về cơ cấu, nhất là giáo viên các môn Tin học, Ngoại ngữ, Mĩ thuật, Âm nhạc đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình GDPT 2018 theo lộ trình quy định.
- Rà soát, thống kê số lượng, cơ cấu giáo viên theo chuẩn đào tạo quy định tại Luật Giáo dục 2019 đề xuất kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung để thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên THCS theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ.
b/ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực GV và cán bộ QLGD
* Chỉ tiêu:
- 100% CBGV-NV thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, nội quy, quy chế của ngành. Tham gia tích cực các hoạt động xã hội do địa phương và ngành phát động.
- 100% CBQL, GV có đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- 100% GV tham gia và hoàn thành chương trình bồi dưỡng do các cấp tổ chức.
- Giáo viên dạy giỏi: Cấp trường 100%; cấp quận, TP: 30% (trên tổng số GV đứng lớp).
- Đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp: Tốt: 80%; Khá: 20%
- Đánh giá viên chức:
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 5/33 = 15%
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 28/33 = 85%
* Giải pháp:
- Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí theo kế hoạch năm học 2022- 2023. Rà soát, bổ sung đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học, hoạt động giáo dục; triển khai bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí đại trà theo phương thức bồi dưỡng qua mạng, thường xuyên, liên tục, ngay tại trường; gắn nội dung bồi dưỡng thường xuyên với nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong trường và cụm trường.
- Cử GV tham gia các lớp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho các nhà trường để dạy môn KHTN, Lịch sử và Địa lý đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình GDPT 2018 do Sở GDĐT tổ chức; tiếp tục thực hiện hiệu quả việc tập huấn cho cán bộ quản lí, giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trunghọc.
2. Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, học liệu
* Chỉ tiêu:
- 100% các phòng học được trang bị đầy đủ bàn ghế, hệ thống ánh sáng theo đúng quy chuẩn, được trang bị TV kết nối mạng internet.
- Bảo đảm đủ các thiết bị dạy học tối thiểu theo Chương trình giáo dục hiện hành và GDPT 2018.
* Giải pháp:
- Tổ chức kiểm tra việc bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để có kế hoạch sửa chữa và bổ sung kịp thời để từng bước đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018.
- Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức làm công tác quản lý thiết bị dạy học.
- Chỉ đạo, yêu cầu giáo viên tăng cường sử dụng thiết bị dạy học của nhà trường để đảm bảo việc dạy học có chất lượng bảo đảm chủ động, linh hoạt thực hiện chương trình.
- Bảo đảm phòng học phù hợp với các thiết bị dạy học theo chương trình giáo dục trung học; tăng cường cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật để bảo đảm chất lượng việc dạy học và kiểm tra, đánh giá. Tăng cường việc ứng dụng phần mềm app.onluyen trong việc kiểm tra đánh giá học sinh với hình thức trực tuyến.
- Trang bị cho GV phần mềm soạn bài giảng điện tử; tiếp tục phát triển kho video bài dạy minh họa, kho học liệu điện tử, thiết bị dạy học điện tử; xây dựng tài liệu dạy học điện tử để hỗ trợ giáo viên tổ chức dạy học bảo đảm chất lượng và hiệu quả; tiếp tục tham gia Cuộc thi Xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ II năm học 2022-2023.
IV. Thực hiện nghiêm túc các quy định về quy chế chuyên môn:
1. Về hồ sơ, sổ sách:
* Chỉ tiêu:
- 100% CBQL, GV, NV có đầy đủ các loại hồ sơ quản lý, hồ sơ chuyên môn, sổ sách và các loại kế hoạch theo quy định.
- Cập nhật hồ sơ, sổ sách kịp thời, đầy đủ, đúng quy định, được bảo quản sắp xếp khoa học.
- 100% các đ/c CBQL, GV gửi, phê duyệt, quản lý HSCM trên cổng TTĐT đúng quy định.
* Giải pháp:
- Triển khai quy định về hồ sơ, sổ sách tới toàn bộ CB, GV, NV trong trường.
- Phân công và xác định trách nhiệm quản lý hồ sơ, sổ sách cho từng cá nhân, bộ phận cụ thể.
- Việc sửa chữa hồ sơ, sổ sách cần đảm bảo đúng quy định, tuyệt đối không tùy tiện sửa chữa hồ sơ, sổ sách để thay đổi kết quả đánh giá học sinh.
- Ban giám hiệu định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra hồ sơ, sổ sách của giáo viên, nhân viên trong nhà trường, sau kiểm tra cần có nhận xét, đánh giá việc sử dụng và bảo quản hồ sơ, sổ sách.
2. Về thực hiện các quy định chuyên môn:
a) Đối với cán bộ quản lý:
* Chỉ tiêu:
- 100% CBQL thực hiện nghiêm túc các quy định về chuyên môn.
- Có đầy đủ các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu công việc.
- 100% các đ/c CBQL phê duyệt, quản lý HSCM trên cổng TTĐT.
* Giải pháp:
- Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo chuyên môn của Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục và điều kiện thực tiễn của đơn vị, nhà trường xây dựng các kế hoạch chuyên môn ngay từ đầu năm học phù hợp với đặc điểm của đơn vị.
- Triển khai các quy định về chuyên môn tới tổ/nhóm chuyên môn và toàn thể giáo viên trong nhà trường.
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn định kì và đột xuất theo kế hoạch.
b) Đối với giáo viên:
* Chỉ tiêu:
- 100% GV thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn; đủ hồ sơ theo quy định, có chất lượng tốt. Trong đó: Tốt 90% - Khá 10%.
- Thực hiện đầy đủ, có chất lượng các hoạt động chuyên môn: soạn bài; lên lớp; chấm-chữa, trả các bài kiểm tra, các bài báo cáo, sản phẩm của học sinh; dự giờ và tham gia sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo quy định.
- Tăng cường các hoạt động chuyên môn đảm bảo đúng quy định, có chất lượng tốt.
* Giải pháp:
- Tăng cường tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên; tham gia đầy đủ, có chất lượng các đợt tập huấn Chương trình GDPT 2018 do Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục tổ chức.
- Giáo viên làm công tác chủ nhiệm hay giáo viên bộ môn đều có trách nhiệm giáo dục đạo đức học sinh thông qua các bộ môn giảng dạy, thông qua chương trình giáo dục địa phương và các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, quan tâm nhiều đến hoạt động học của học sinh, quan tâm đến các đối tượng học sinh trên lớp; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo Thông tư số 22/2021/TT-BGD ngày 22/7/2021 của Bộ GDĐT đối với lớp 6, lớp 7 và Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011, Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 Bộ GDĐT đối với lớp 8, lớp 9.
- Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học, các trang thiết bị dạy học theo chương trình giáo dục hiện hành và các trang thiết bị tối thiểu đáp ứng Chương trình GDPT 2018; ứng dụng CNTT phù hợp, sáng tạo, không lạm dụng.
3. Thực hiện ra đề và xây dựng ngân hàng đề thi, đề kiểm tra.
* Chỉ tiêu:
- Có ngân hàng đề thi và kiểm tra theo đúng quy định.
- Nộp đề thi và kiểm tra theo đúng hạn.
* Giải pháp:
- Chỉ đạo các tổ/nhóm chuyên môn thực hiện ra đề kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ, đề thi học sinh giỏi, đề thi vào lớp 10 THPT đúng thời gian theo tiến độ chương trình, đúng cấu trúc, ma trận đề theo quy định; đề thi, đề kiểm tra phải được Hội đồng thẩm định đề kiểm tra của nhà trường phê duyệt, đảm bảo tính pháp lý; xây dựng hệ thống dữ liệu về ngân hàng đề thi, đề kiểm tra của nhà trường; sắp xếp, quản lý dữ liệu khoa học và lưu hồ sơ tổ chuyên môn, nhà trường để phục vụ cho việc kiểm tra của các cấp quản lý.
- Nộp đề thi, đề kiểm tra về Phòng Giáo dục và Đào tạo đúng quy định khi có yêu cầu.
4. Tổ chức chuyên đề chuyên môn các cấp.
* Chỉ tiêu:
- Thực hiện tốt chuyên đề các cấp.
- Đăng kí về số chuyên đề chuyên môn được thực hiện trong năm học 2022-2023 như sau:
+ Cấp Quận: 03 chuyên đề:
Ngữ văn: Nâng cao kĩ năng đọc hiểu trong văn 7 “Gặp lá cơm nếp” – Tháng 10/2022
Stem: Pha chế dung dịch rửa tay sát khuẩn – Tháng 3/2023
Hoa dâng thầy cô – Tháng 11/2022
+ Cấp Thành phố: 01 chuyên đề Đội:
“Chúng em với Văn hoá dân gian” – Tháng 02/2022.
* Giải pháp:
- Chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn tiếp tục nghiên cứu chương trình GDPT 2006 đối với lớp 8, lớp 9 và chương trình GDPT 2018 đối với lớp 6, lớp 7; rà soát, nghiên cứu các chuyên đề chuyên môn đã thực hiện trong quận, thành phố; thảo luận, xây dựng chuyên đề chuyên môn các cấp thực hiện trong năm học 2022-2023; các chuyên đề chuyên môn cần tập trung vào chương trình GDPT 2018, nhất là các môn học có nội dung tích hợp, các nội dung khó, bài khó trong chương trình.
- Các chuyên đề chuyên môn được xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, được đưa bàn bạc, thống nhất nội dung thực hiện trong tổ/nhóm chuyên môn và tập thể hội đồng sư phạm nhà trường; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên; gắn nội dung chuyên đề vào nội dung bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường và các hoạt động sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
5. Tổ chức Hội thảo chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn
* Chỉ tiêu:
- 100% các đ/c GV trong nhà trường tham gia sinh hoạt chuyên môn theo quy định.
- Tổ chức tập huấn chuyên môn về chương trình GDPT 2018.
- Tổ chức hội thảo nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt là mũi nhọn học sinh giỏi và học sinh thi vào lớp 10.
- 100% CB, GV tham gia đầy đủ các buổi SHCM cấp trường, cấp quận theo đúng thành phần.
* Giải pháp:
- Chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn tăng cường đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; tiếp tục thực hiện các nội dung về đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học, đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, kèm cặp học sinh yếu kém; ôn thi vào lớp 10 THPT; giáo dục STEM; việc thực hiện công tác quản lý hồ sơ chuyên môn trên cổng thông tin điện tử; …
- Nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn tập trung vào dạy học theo chương trình GDPT 2018 đối với lớp 7; kỹ thuật xây dựng ma trận đặc tả đề kiểm tra định kỳ các môn theo chương trình GDPT 2018 theo hướng dẫn trong đợt tập huấn xây dựng ma trận đặc tả đề kiểm tra do Sở GDĐT tổ chức, xây dựng cấu trúc đề, ra đề thi học sinh giỏi; xây dựng chương trình và phương pháp tổ chức dạy học, ôn thi cho học sinh lớp 9 chuẩn bị cho Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại trường với nội dung về đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo chương trình GDPT 2018 đối với tất cả các môn học, hoạt động giáo dục lớp 7.
- Căn cứ tình hình thực tế và điều kiện của nhà trường, nhà trường tổ chức thảo luận, trưng cầu ý kiến góp ý và đăng ký tổ chức Hội thảo bàn về các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng công tác ôn thi vào lớp 10 THPT và định hướng, phân luồng, tư vấn nghề nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh lớp 9 sau tốt nghiệp THCS.
- Các hoạt động của tổ chuyên môn, các nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn được gắn với việc bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường nhằm nâng cao năng lực, nghiệp vụ tay nghề của đội ngũ; sinh hoạt tổ/nhóm Sinh hoạt chuyên các cấp được xây dựng kế hoạch cụ thể, ghi biên bản, lưu hồ sơ tại trường và tổ chuyên môn để phục vụ cho công tác thanh, kiểm tra của các cấp quản lý.
6. Thực hiện giáo dục STEM trong nhà trường:
* Chỉ tiêu:
- Tổ KHTN thực hiện ít nhất 02 chủ đề Stem/HK.
- Có 02 sản phẩm tham gia cuộc thi Nghiên cứu KHKT cấp quận; 01 sản phẩm tham gia cấp TP.
* Giải pháp:
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện giáo dục STEM trong kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương.
- Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về giáo dục STEM, xây dựng và thực hiện bài học STEM; kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM và năng lực hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.
- Tổ chức dạy học theo phương thức giáo dục STEM và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
- Tùy thuộc vào đặc thù từng môn học và điều kiện cơ sở vật chất, áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức tổ chức giáo dục STEM như: Dạy học các môn khoa học theo bài học STEM; Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM; Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.
V. Công tác dạy thêm, học thêm; bồi dưỡng học sinh giỏi; ôn thi vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024
1. Công tác dạy thêm, học thêm (DTHT):
* Chỉ tiêu:
- 100% CBQL, GV tham gia dạy thêm kí cam kết không vi phạm các quy định về DTHT.
- 100% GV tham gia dạy thêm có đầy đủ kế hoạch, giáo án tham gia dạy thêm.
* Giải pháp:
- Tăng cường công tác kiểm tra đột xuất việc tổ chức thực hiện công tác DTHT nhằm tư vấn, hỗ trợ nâng cao hiệu quả công tác quản lý và chất lượng DTHT.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm (theo Quyết định số 2050 của UBND thành phố Hải Phòng và Công văn số 146 của Sở GD&ĐT Hải Phòng về công tác DTHT); Xây dựng kế hoạch DTHT, thiết lập hồ sơ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường.
- Đối với giáo viên: thực hiện nghiêm túc các quy định về DTHT, chủ động xây dựng kế hoạch DTHT, giáo án DTHT phải được tổ chuyên môn thống nhất về nội dung và cấu trúc bài soạn, được BGH phê duyệt trước khi lên lớp.
- Việc thu chi DTHT phải đảm bảo đúng theo các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý, đồng thời hướng tới hiệu quả trong hoạt động DTHT, gắn liền quyền lợi với trách nhiệm của giáo viên trong hoạt động DTHT.
2. Công tác phát hiện, bồi dưỡng, động viên khen thưởng HSG:
* Chỉ tiêu:
- Tham gia đầy đủ các cuộc thi, hội thi do Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT phát động; các cuộc thi liên ngành do Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT tham gia.
- Chỉ tiêu giải HSG:
- Kết quả các cuộc thi cấp quận, cấp thành phố, cấp quốc gia:
+ Cấp quận: 50-55 giải/2 khối.
+ Cấp TP: 3-5 giải
* Giải pháp:
- Căn cứ tình hình cụ thể về đội ngũ, chất lượng học sinh, xây dựng kế hoạch phát hiện và bồi dưỡng HSG.
- Tăng cường giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các nhà trường về công tác bồi dưỡng HSG. Động viên giáo viên và học sinh tham gia các cuộc thi HSG văn hóa, các môn thực hành lớp 9, cuộc thi Toán và Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh, cuộc thi KHKT dành cho HS lớp 9.
- Chủ động tổ chức cuộc thi giao lưu HSG lớp 6, lớp 7, lớp 8 để phát hiện và bồi dưỡng học sinh mũi nhọn, tạo nhân tố cho các năm học tiếp theo. Đồng thời có cơ chế động viên, khen thưởng kịp thời đối với giáo viên có thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
3. Công tác bồi dưỡng ôn thi vào lớp 10 THPT:
* Chỉ tiêu:
- Tỉ lệ HS dự thi: 70- 75%
- Điểm TB các môn thi xếp thứ 1 trong toàn quận. Cụ thể: Điểm TB môn Văn đạt từ 7,0 trở lên (xếp vị trí thứ 1 trong quận); điểm TB môn Toán đạt từ 7,0 trở lên (xếp vị trí thứ 2 trong quận); điểm TB môn Tiếng Anh đạt từ 6,5 trở lên (xếp vị trí thứ 2 trong quận); điểm xét tuyển đạt 34.2 điểm
+ Xếp hạng điểm thi vào lớp 10 THPT công lập thứ tự 67/toàn thành phố.
- Tỉ lệ HS đỗ vào lớp 10 THPT công lập trên 90% trên tổng số HS dự thi
* Giải pháp:
- Căn cứ vào kết quả đã đạt được trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022-2023; tập thể CBQL, GV luôn xác định đây là nhiệm vụ then chốt, quyết định chất lượng giáo dục và nâng cao vị thế, thương hiệu của nhà trường; BGH chủ động thực hiện một số công việc sau:
+ Tổ chức tổng kết đánh giá công tác ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học trước một cách nghiêm túc. Trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân hạn chế và đề ra các giải pháp đổi mới để nâng cao hơn nữa chất lượng điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024.
+ Xây dựng kế hoạch cụ thể bồi dưỡng giáo viên ôn thi vào lớp 10 THPT.
+ Phân công chuyên môn theo hướng ưu tiên cho GV chịu trách nhiệm ôn thi vào lớp 10 ngay từ đầu năm học.
+ Giáo viên chịu trách nhiệm các bộ môn ôn thi vào lớp 10, ngay từ đầu năm cần chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trong các buổi DTHT bám sát cấu trúc đề thi vào 10 năm học 2022-2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo; Đề ra các giải pháp khắc phục những hạn chế tồn tại của những năm học trước; Tích cực sưu tầm, xây dựng ngân hàng đề; đổi mới phương pháp dạy bồi dưỡng; tăng cường công tác kiểm tra; phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc quản lý thời gian học tập và đôn đốc học sinh tích cực học tập hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Tham gia các đợt thi khảo sát chất lượng các môn Toán, Văn và Tiếng Anh lớp 9 theo đề chung toàn quận, nội dung kiểm tra bám sát theo tiến độ chương trình môn học và cấu trúc đề thi vào lớp 10 THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo; qua các đợt khảo sát, tổng hợp, xếp thứ hạng của từng học sinh trong toàn quận; đồng thời đánh giá hiệu quả quá trình chỉ đạo của cán bộ quản lý và quá trình ôn tập của giáo viên và học sinh; từ đó đưa ra định hướng, tư vấn về phương pháp ôn tập nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng điểm thi.
VI. Chất lượng hai mặt giáo dục
* Chỉ tiêu:
- Hạnh kiểm:
+ Khối 6,7: Tốt: 95%; Khá: 4% ; Đạt: 1%; Chưa đạt: 0 %
+ Khối 8,9: Tốt: 97%; Khá: 3% ; Trung bình: 0%; Yếu: 0 %
- Học lực:
+ Khối 6,7: Giỏi : 40-45%; Khá : 42-45% ; Đạt: 10-15%; Chưa đạt: 0%
+ Khối 8,9: Giỏi: 40-43%; Khá : 42-47% ; Trung bình: 10-15%; Yếu: 0%
- Tốt nghiệp THCS: 100%
- Lên lớp thẳng: 100%;
* Giải pháp:
- Nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục trong đó xác định nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn là nhiệm vụ trọng tâm. Nhiệm vụ đó được thể hiện trong kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn cũng như kế hoạch giáo dục của từng giáo viên.
- Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng các giờ dạy hàng ngày; giám sát, kiểm tra việc thực hiện giảng dạy theo quy định; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém.
- Tổ chức, chỉ đạo đội ngũ giáo viên tăng cường dạy học theo nhóm, kèm cặp học sinh yếu, nâng cao chất lượng đại trà; bồi dưỡng học sinh mũi nhọn đáp ứng đủ điều kiện để dự thi học sinh giỏi các cấp.
VII. Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lí giáo dục
- Thực hiện quyền tự chủ để xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; trong đó các hoạt động giáo dục được tổ chức thực hiện linh hoạt trong và ngoài giờ lên lớp, trong và ngoài khuôn viên nhà trường. Kế hoạch giáo dục của nhà trường được Hội đồng trường phê duyệt theo quy định, báo cáo Phòng GDĐT.
- Đẩy mạnh sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn trong các nhà trường; tăng cường chuyển đổi số trong giáo dục, sử dụng hồ sơ điện tử, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử, quản lý hồ sơ chuyên môn trên cổng thông tin điện tử để nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục; thực hiện nhập số liệu, khai thác, sử dụng thống nhất dữ liệu toàn ngành về trường, lớp, học sinh, giáo viên, trường chuẩn quốc gia và các thông tin khác trong quản lý, báo cáo. Nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 643/CT-BGDĐT ngày 10/6/2022, Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 07/7/2014 của của Bộ GDĐT về việc sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông; quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo theo quy định, trong đó không được lạm dụng vị trí công tác của mình để thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc ép buộc, vận động học sinh hoặc cha mẹ học sinh mua xuất bản phẩm tham khảo dưới bất kì hình thức nào theo hướng dẫn tại Công văn số 2098/SGDĐT ngày 16/6/2022 của Sở Giáo dục-Đào tạo về việc thực hiện chỉ thị số 643/CT-BGDĐT và Công văn số 284/PGD-ĐT ngày 05/7/2022 của Phòng Giáo dục-Đào tạo.
- Nghiêm túc thực hiện các quy định về chính sách, pháp luật đối với Giáo dục-Đào tạo, trong đó chú trọng các nội dung về tổ chức dạy thêm, học thêm; triển khai Chương trình GDPT mới và Chương trình GDPT hiện hành; quy trình lựa chọn sách giáo khoa lớp 8 theo Chương trình GDPT 2018 theo quy định; tăng cường công tác quản lý các hoạt động dạy học, việc thực hiện chương trình GDPT 2018 đặc biệt là thực hiện chương trình các môn tích hợp, chương trình giáo dục tích hợp; công tác tuyển sinh đầu cấp theo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến theo hướng dẫn của các cấp quản lý, ... nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong các nhà trường.
Chủ động cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân có liên quan tại địa phương về tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách đổi mới trong giáo dục đào tạo; tình hình và kết quả triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với giáo dục trung học để được chia sẻ, đồng thuận, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Khuyến khích đội ngũ giáo viên, chủ động viết và đưa tin, bài về các kết quả hoạt động của nhà trường; các gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến để khích lệ các em học sinh, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
VIII. Công tác thanh tra, kiểm tra
* Chỉ tiêu:
- 100% GV được kiểm tra hoạt động sư phạm. Kết quả: Tốt: 85-90%; Khá: 10-15%; Đạt: 0
- Kiểm tra 100% các hoạt động trong nhà trường, ít nhất 1 lần/năm.
- Phòng GD kiểm tra đột xuất, định kì xếp loại Tốt.
* Giải pháp:
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, sát tình hình thực tế; báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ trường học đúng yêu cầu và đúng thời gian về bộ phận phụ trách thanh tra của Phòng GD&ĐT.
- Phối hợp với Ban thanh tra nhân dân tổ chức kiểm tra công tác chuyên môn, công tác tài chính của đơn vị theo định kì hoặc đột xuất.
IX. Tiếp tục các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn an ninh trong trường học
* Chỉ tiêu:
- 100% CB, GV, NV, HS thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của các cấp về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh Covid 19.
- 100% CB, GV, NV, HS đủ điều kiện thực hiện tiêm vaccin phòng bệnh Covid 19 theo quy định của ngành y tế.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền và đảm bảo công tác an toàn an ninh trường học.
* Giải pháp:
- Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế tại địa phương để triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho học sinh, nhân viên, giáo viên, cán bộ quản lí trong trường học.
- Xây dựng các kịch bản, phương án thực hiện phòng, chống thiên tai, bão lũ và dịch bệnh, sẵn sàng ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, bão lũ có thể xảy ra.
- Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, vệ sinh môi trường trong trường học và các phương án bảo đảm sức khỏe cho học sinh, nhân viên, giáo viên, cán bộ quản lí; rà soát, bổ sung kịp thời các vật dụng cần thiết theo quy định để bảo đảm an toàn cho học sinh khi học tập tại trường; kịp thời phát hiện các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm trong trường học để thực hiện phương án xử lý theo quy định.
- Rà soát, bổ sung kịp thời các vật dụng cần thiết theo quy định để bảo đảm an toàn cho học sinh khi học tập tại trường; kịp thời phát hiện các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm để thực hiện phương án xử lý theo quy định.
X. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục.
- Tích cực tham mưu các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh, các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng cùng tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục THCS, xây dựng cơ chế hợp lý nhằm huy động đóng góp các nguồn lực (nhân lực, trí lực, vật lực, tài lực) để hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục trong năm học và trong hè; Tuyệt đối không tự đặt các khoản thu từ cha mẹ học sinh mà các văn bản không cho phép.
- Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Công văn của UBND Thành phố, của Sở Giáo dục và Đào tạo và của UBND quận về việc thực hiện các khoản thu trong trường học năm học 2022-2023.
XI. Công tác Chuyển đổi số.
* Chỉ tiêu:
- Triển khai các văn bản về công tác chuyển đổi số đến 100% CBGV, NV trong nhà trường.
- Đưa công tác chuyển đổi số vào sử dụng có hiệu quả trong các lĩnh vực của nhà trường.
* Giải pháp:
- Tiếp tục thực hiện tốt Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 27/4/2022 của Ủy ban nhân dân quận Dương Kinh; Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 28/4/2022 về việc Chuyển đổi số quận Dương Kinh năm 2022; Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 09/5/2022 về việc Cải thiện và nâng cao chỉ số chuyển đổi số quận Dương Kinh năm 2022 và Kế hoạch số 197/KH-PGD&ĐT ngày 20/5/2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện kế hoạch Chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo quận giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030.
- Tiếp tục triển khai thực hiện linh hoạt, hiệu quả kế hoạch chuyển đổi số trong nhà trường giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của đơn vị.
- Sử dụng hiệu quả hệ thống tuyển sinh đầu cấp trực tuyến, tiếp tục sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử, tăng cường sử dụng hệ thống quản lý hồ sơ chuyên môn trên cổng thông tin điện tử; hằng năm xây dựng kế hoạch chuyển đổi số, cuối năm học xây dựng báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác chuyển đổi số trong giáo dục tại nhà trường, tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và đề ra phương hướng thực hiện cho năm học tiếp theo; thực hiện báo cáo hàng tháng.
XII. Công tác thi đua, khen thưởng
1. Chỉ tiêu:
- 100% CB, GV, NV đăng kí thi đua đầu năm, đăng kí 01 việc làm đổi mới trong năm học.
- 100% CB, GV, NV đạt LĐTT. Không có CB, GV, NV xếp loại Không hoàn thành nhiệm vụ.
- Xây dựng 01 điển hình tiên tiến.
- Trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.
2. Giải pháp:
- Tổ chức tốt phong trào thi đua về nhận thức, luôn xem thi đua là động lực tích cực thúc đẩy bước tiến của đơn vị, là phương tiện góp phần động viên, khích lệ, cổ vũ CBVC nỗ lực trong công tác. Về hành động, thi đua xây dựng trên tinh thần thân thiện, trung thực, công bằng và khách quan. Xây dựng quy chế thi đua phù hợp với thực tiễn của đơn vị, thiết lập hệ thống các nguyên tắc, nội dung, phương pháp trong hoạt động thi đua. Hoàn thiện hơn về tiêu chí điểm cũng như phương thức theo dõi, đánh giá gắn với chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng.
- Xây dựng kế hoạch thi đua, khen thưởng trong năm học, cụ thể hóa các chỉ tiêu thi đua, tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức, người lao động, triển khai nhiệm vụ năm học mới; phối kết hợp với tổ chức Công đoàn trường tổ chức ký giao ước thực hiện cam kết thi đua năm học 2022- 2023, triển khai nhiệm vụ năm học, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu một cách thực chất, hiệu quả; kiên quyết khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.
- Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào, các cuộc vận động. Gắn các cuộc vận động với thực tiễn công tác, thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa II “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với bản đăng ký việc làm đổi mới. Tổ chức tốt cuộc vận động 2 không với 4 nội dung gắn với phong trào xây dựng “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trên tinh thần “Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự sự nghiệp và học sinh”. Thực hiện hài hòa các nội dung: Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm. Các cuộc vận động phải đi vào thực tiễn công tác và sinh hoạt hướng đến xây dựng một tập thể đoàn kết, thân ái, biết sẻ chia.
- Giao các tiêu chí thi đua của Phòng GD-ĐT cho các bộ phận, cá nhân phụ trách.
- Đánh giá thi đua đảm bảo công bằng, khách quan; đánh giá đầy đủ sự cố gắng của mỗi cá nhân.
- Cuối mỗi học kì Tổ chuyên môn họp bình bầu thi đua tại tổ. Ban thi đua nhà trường căn cứ kết quả của tổ để xếp loại thi đua của nhà trường.
XIII. Đẩy mạnh truyền thông trong giáo dục.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và của Bộ GDĐT về đổi mới trong giáo dục.
- Chủ động cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân có liên quan tại địa phương về tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách đổi mới đối với giáo dục trung học; tình hình và kết quả triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với giáo dục trung học để được chia sẻ, đồng thuận, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
- Thực hiện công khai về chất lượng giáo dục, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, các khoản thu, chi của nhà trường để phụ huynh học sinh và học sinh biết, ủng hộ nhà trường trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
- Khuyến khích đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục chủ động viết và đưa tin, bài về các kết quả hoạt động của ngành; các gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến để khích lệ các cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
XIV. Chế độ thông tin báo cáo:
* Chỉ tiêu:
- Nhận, gửi thông tin đảm bảo đúng thời gian quy định; đủ nội dung; thông tin chính xác, cập nhật số liệu rõ ràng.
- Thực hiện chế độ báo cáo tháng chậm nhất vào ngày 17 hàng tháng, đảm bảo đúng mẫu, đầy đủ thông tin, số liệu chính xác và đúng thời hạn theo quy định.
- Thường xuyên cập nhật thông tin trên website nhà trường.
* Giải pháp:
- Phân công văn thư phụ trách hòm thư điện tử của nhà trường trong việc quản lí, khai thác, sử dụng thông tin của đơn vị; đảm bảo được bảo mật, an toàn, hiệu quả. Quy định kiểm tra hòm thư công vụ nhà trường vào đầu giờ làm việc và cuối các buổi làm việc. Những thông tin đột xuất sẽ được thông báo trực tiếp.
- Phân công GV, NV phụ trách đăng bài trên trang web của trường.
D. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. UBND quận:
- Bổ sung nhân lực còn thiếu cho nhà trường để thực hiện nhiệm vụ dạy và học đạt hiệu quả hơn nữa.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu phòng học mới để đưa vào sử dụng để đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay.
2. Địa phương:
- Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN, các ban, ngành đoàn thể phường tiếp tục quan tâm, phối kết hợp, tạo mọi điều kiện cho nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh địa phương, không để tình trạng học sinh bỏ học; ủng hộ nhà trường thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng nhà trường ngày càng khang trang, đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay.
Phần III: ĐĂNG KÍ THI ĐUA
1. Cá nhân:
+ Lao động tiên tiến: 34 đồng chí
+ CSTĐCS: 05 đc
2. Tập thể:
+ Trường : Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc
+ Công đoàn: Vững mạnh xuất sắc.
+ Liên đội : Vững mạnh xuất sắc.
+ Chi bộ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023. Yêu cầu các đồng chí CB, GV, NV nhà trường nghiêm túc thực hiện.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT quận (b/c);
- ĐU-HĐND-UBND phường (b/c);
- Các đ/c: PHT, TTCM, TPT, CTCĐ (t/h);
- Lưu: VT.
|
HIỆU TRƯỞNG
Lê Thị Kim Thanh
|